Hướng dẫn bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính:

Trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp về Chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, xổ số kiếm tiền online tại nhà đã có vướng mắc về một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này. Theo đó, xổ số kiếm tiền online tại nhà đã có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính và đã được Bộ Tài chính trả lời tại các công văn số 18518/BTC-CĐKT ngày 14/12/2015, 125/BTC-CĐKT ngày 05/01/2016 và 606/BTC-CĐKT ngày 13/01/2016.

Để thuận tiện cho khách hàng trong việc áp dụng Chế độ kế toán mới, xổ số kiếm tiền online tại nhà xin tóm lược một số nội dung hướng dẫn của các văn bản trên như sau:

  1. Về dự phòng đối với khoản đầu tư góp vốn dài hạn vào công ty khác

Do bản chất các khoản đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết là nhằm mục đích hưởng lãi thông qua việc kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với bên được đầu tư mà không phải nhằm mục đích kinh doanh chứng khoán nên việc lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác sẽ không căn cứ vào giá thị trường của cổ phiếu mà căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư. Theo đó, trường hợp công ty con, công ty liên doanh, liên kết không bị lỗ nhưng giá cổ phiếu của các công ty này bị giảm giá trị đến mức thấp hơn giá gốc đầu tư thì nhà đầu tư cũng không phải lập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

Trường hợp công ty con, công ty liên doanh, liên kết có dấu hiệu bị thu hẹp quy mô hoạt động hoặc vướng vào các vụ kiện, tranh chấp hay bị tổn thất do thiên tai, địch họa, cháy nổ… có thể được coi là những dấu hiệu dẫn đến giá trị các khoản đầu tư của nhà đầu tư bị suy giảm giá trị và khi đó doanh nghiệp có thể phải trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.

  1. Về tính chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu

Theo hướng dẫn tại Khoản 3.19 Điều 113 Thông tư số 200, khi tính chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS), doanh nghiệp phải điều chỉnh đối với số đã trích hoặc sẽ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi kỳ trước không được dùng để xác định EPS kỳ này. Khoản chênh lệch (nếu có) giữa số dự kiến trích của kỳ trước và số trích theo thực tế (có thể tại kỳ sau) được điều chỉnh vào EPS kỳ trước (báo cáo lại) và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

Trường hợp không thể xác định được số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi thì coi như EPS không bao gồm số sẽ trích nhưng phải nói rõ trong Thuyết minh Báo cáo tài chính là EPS chưa bao gồm số sẽ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.

  1. Về chi phí bồi hoàn thủy điện

Đối với dự án thủy điện mà doanh nghiệp đã nêu, các khoản chi như chi phí đền bù nhà cửa, cây trồng trong khu vực đầu tư xây dựng của dự án hoặc chi phí xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho dân bị giải tỏa (bàn giao cho địa phương quản lý, không phải là tài sản của doanh nghiệp) hoặc chi phí trồng bù rừng (bàn giao toàn bộ diện tích rừng đã trồng lại cho địa phương quản lý),… thì các chi phi này được hạch toán vào chi phí đầu tư XDCB công trình thủy điện và phải phù hợp với quy chế về quản lý đầu tư XDCB cũng như các quy định của pháp luật có liên quan về đầu tư XDCB.

Thời gian khấu hao tài sản cố định là công trình thủy điện (trong đó đã bao gồm cả những chi phi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

  1. Về ghi nhận lãi thuê tài chính

Chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” (Mã số 23) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cả lãi thuê tài chính phải trả của từng kỳ, không phân biệt đã thanh toán tiền hay chưa.

Chỉ tiêu “Tiền lãi vay đã trả” (Mã số 04) trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm cả tiền lãi thuê tài chính phát sinh trong kỳ và trả ngay trong kỳ này, tiền lãi thuê tài chính phát sinh kỳ trước và trả trong kỳ này.

  1. Chi phí phát hành trái phiếu và lãi trái phiếu

Chỉ tiêu “chi phí lãi vay” (Mã số 23) trên Báo cáo KQHĐKD bao gồm cả chi phí phát hành trái phiếu (kể cả của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi).

Trong chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” (Mã số 23) trên Báo cáo KQHĐKD bao gồm các chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất của trái phiếu tương tư không có quyền chuyển đổi hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường

  1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  2. Theo phương pháp trực tiếp:

Chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” (Mã số 01) và chỉ tiêu “Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 22) sẽ không bao gồm số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu ra được phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh”- Mã số 06.

Chỉ tiêu “Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ” (Mã số 02) và chỉ tiêu “Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 21) sẽ không bao gồm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phản ánh vào chỉ tiêu “’Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh”- Mã số 07.

Chỉ tiêu “Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh” (Mã số 06) sẽ bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn thuế (được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 133) và số thuế GTGT đầu ra do bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư.

Chỉ tiêu “Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh” (Mã số 07) sẽ bao gồm cả số thuế GTGT đã nộp vào NSNN (được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 333) và số thuế GTGT đầu vào do mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư.

  1. Theo phương pháp gián tiếp

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phải thu” (Mã số 09) (phần chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của TK 133). Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ được trình bày vào các dòng tiền có liên quan đến từng khoản mục như tài sản cố định, hàng tồn kho, chi phí trả trước,… do số thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị tài sản mua về hoặc chi phí trả trước phát sinh,…

Đối với số thuế GTGT đầu ra sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phải trả’ (Mã số 11) (phần chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của TK 333).

Đối với các khoản thu, chi tiền từ giao dịch mua hoặc bán kim khí quý, đá quý (không được phân loại là hàng tồn kho), các khoản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá để bán kiếm lời như tranh, ảnh, vật phẩm có giá trị hoặc mua, bán các vật phẩm có giá trị để trưng bày, bảo tàng, giới thiệu truyền thống lịch sử…. thì doanh nghiệp sẽ trình bày các khoản tiền này vào chỉ tiêu “Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh” (Mã số 07) hoặc chỉ tiêu “Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh” (Mã số 06) của luồng tiền hoạt động kinh doanh.

  1. Chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu được hạch toán vào nguồn thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp do đó nếu trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ các nguồn khác như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển,… thì mặc dù không có tiền thu từ đợt phát hành nhưng vẫn phát sinh các chi phí phát hành cổ phiếu thì các chi phí này sẽ được ghi nhận vào chỉ tiêu “ Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sớ hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành” (Mã số 32).
  2. Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam

Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài các hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

  1. Điều 107 Thông tư số 200 quy định “Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiên tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch (chênh lệch không vượt quá 3%) thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân (nếu lựa chọn)

Thông tư số 200 không quy định cụ thể cách tính tỷ giá bình quân kỳ kế toán nên các doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá bình quân giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản ngoại tệ của ngân hàng thương mại để chuyển đổi cho các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tỷ giá bình quân này có thể được tính trên cơ sở trung bình các ngày, các tuần hoặc các tháng của kỳ kế toán.

Mức độ chênh lệch 3% được xác định trên cơ sở so sánh giữa tỷ giá bình quân kỳ kế toán với tỷ giá mua thấp nhất hoặc tỷ giá bán cao nhất của ngân hàng thương mại trong kỳ kế toán.

  1. Trường hợp doanh nghiệp lựa chon tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch

Việc trích khấu hao TSCĐ phải được căn cứ vào đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp.

Khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang Việt Nam đồng thì tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ do đó các khoản chi phí khấu hao TSCĐ đã trích sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản hay ngày định kỳ trích khấu hao TSCĐ.

Tương tự, đối với nguyện vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất đang ở hàng tồn kho cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua nguyên vật liệu hay ngày xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất.

  1. Trình bày thuyết minh chi tiết biến động của vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2014 và ngày 1/1/2015:

Thông tư 200 không có quy định về hồi tố đối với số liệu so sánh năm 2014 trên báo cáo tài chính được trình bày theo quy định của Thộng tư 244/2009/TT-BTC do đó để đảm bảo tính lôgíc và phù hợp của số liệu về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 và ngày 1/1/2015, khi trình bày thuyết minh chi tiết biến động vốn chủ sớ hữu giữa ngày 1/12/2014 và ngày 1/1/2015, doanh nghiệp sẽ trình bày sự chênh lệch giữa số liệu vốn chủ sở hữu cuối năm trước và đầu năm sau là do sự thay đổi của chính sách kế toán.

Tỷ giá sử dụng để quy đổi số liệu so sánh của khoản mục vốn chủ sở hữu năm 2014:

Đối với báo cáo tài chính năm 2015, số liệu so sánh khoản mục vốn chủ sở hữu năm 2014 được xác định trên cớ sở lấy số liệu cuối kỳ kế toán năm 2014 chuyển sang và điều chỉnh số dư đầu kỳ do sự thay đổi của chính sách kế toán để đảm bảo tính so sánh được của báo cáo tài chính năm 2015.

  1. Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, theo quy định tại Điều 107 Thông tư 200/2014/TT – BTC thì: “Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiểti) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn”.

Căn cứ vào quy định nêu trên, doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiện tệ kế toán là đồng tiền khác đồng Việt Nam, khi chuyển đổi báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam để nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, phải sử dụng tỷ giá thực tế tại ngày góp vốn để chuyển đổi khoản mục vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính.